Cứ vào mỗi đêm rằm tháng tám, người ta lại nô nức tổ chức Tết Trung Thu. Vào ngày này, có rất nhiều hoạt động vui tươi diễn ra trong các gia đình, mọi người đều đoàn tụ, sum vầy bên nhau. Người lớn thì trò chuyện, ăn bánh, uống trà. Trẻ em thì háo hức ca vui múa hát dưới trăng, cùng nhau rước đèn, phá cỗ. Đây được xem là một nét văn hóa truyền thống quen thuộc của người dân Việt Nam. Vậy Tết Trung Thu ngày mấy? Có gì đặc biệt trong lễ hội Tết Trung Thu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

tettrungthu-dotdengioi

Tham khảo:

Tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu ngày mấy?

Tết Trung Thu thường được diễn ra vào đêm Rằm tháng tám Âm Lịch mỗi năm. Vào ngày này, mọi trẻ em đều sẽ được người lớn chuẩn bị mâm cỗ gồm nhiều loại bánh kẹo ngọt để các vui mừng trung thu, cha mẹ còn chuẩn bị lồng đèn ông sao để trẻ em rước đèn.  

Như đã đề cập ở trên, mâm cỗ mừng Tết Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, bưởi, mía, và nhiều loại trái cây khác. Đây chính là dịp để mọi người trong gia đình thể hiện cụ thể sự quan tâm, thương yêu nhau, giúp cho tình cảm người thân được khăng khít, tốt đẹp thêm. 

tettrungthu-denlong

Vào dịp Tết Trung Thu này, người ta cũng thường mua bánh trung thu kèm theo trà hay rượu để cúng ông bà tổ tiên, biếu tặng họ hàng, cha mẹ, thầy cô,…để bày tỏ lòng biết ơn đối với họ. 

Ban đầu, ngày Tết Trung Thu chỉ dành cho người lớn để nhân dịp này họ có thể cùng nhau ăn bánh  uống trà, trò chuyện ngắm trăng, ấm cúng bên gia đình của mình. Nhưng dần về sau, Tết Trung Thu trở thành một ngày Tết lớn của trẻ em, người lớn vẫn có thể tham gia. 

treemthadenongsao

Những tên gọi khác của Tết Trung Thu 

Tết Trung Thu còn có rất nhiều tên gọi khác phổ biến như Tết Thiếu Nhi, Tết Đoàn Viên hoặc Tết Trông Trăng. 

Tết thiếu nhi: Cũng như tên gọi tết trung thu là Tết dành cho các bé thiếu nhi, vào hôm đó tất cả trẻ em sẽ được vui chơi ca hát thỏa thích, cùng nhau rước đèn ông sao, tự do phá cỗ ăn bánh kẹo ngọt mà không sợ người lớn trách mắng, được xem các hoạt động nghệ thuật truyền thống vui tươi như múa lân xương rồng. Vì vậy mà ngày Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu Nhi. 

Tết Trông trăng: Hầu hết mọi người đều biết vào ngày này sẽ có một món bánh không thể thiếu chính là bánh trung thu. Vào đêm đó, các thành viên trong gia đình sẽ cùng ngồi lại với nhau, cùng ăn bánh, uống trà, ngắm nhìn vầng trăng tròn sáng đẹp thanh khiết. Điều này giúp cho tình cảm của mọi người sẽ được khắn khít, hạnh phúc hơn. Vì vậy nên Tết Trông Trăng cũng là Tết Trung Thu.

Tết Đoàn viên: Cũng giống như tên gọi, vào ngày này mọi người sẽ được sum họp, đoàn tụ để cùng thưởng thức một đêm Trung Thu đầy ý nghĩa và đặc sắc. Vì thế mà Tết Trung Thu còn có tên là Tết Đoàn Viên. 

Bánh Trung Thu- món ăn không thể thiếu trong ngày này có gì đặc sắc.

Ở nước ta, có 2 loại bánh trung thu phổ biến nhất đó là bánh nướng và bánh dẻo. Đối với bánh dẻo thì nó có vỏ màu trắng, được làm từ bột nếp cùng với đường. Còn vỏ bánh nướng thì làm bằng bột mì dậy men trộn cùng với trứng gà và rượu rồi nướng lên. 

denlongdep

Phần nhân của bánh trung thu truyền thống Việt Nam là những loại thơm ngon, hấp dẫn như nhân thập cẩm gồm các nguyên liệu như hạt sen, lạp xưởng, trứng muối, nhân đậu xanh ngọt dịu dễ ăn,…Bánh Trung thu thường có kiểu dáng hình tròn, tượng trưng cho ánh trăng rằm.

Lời kết:

Vậy là các bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi Tết Trung Thu ngày mấy rồi đúng không nào? Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thể hiểu thêm về một ngày lễ hội truyền thống của dân tộc ta. Chúc các bạn có một mùa Trung Thu ấm áp và hạnh phúc bên tổ ấm nhỏ của mình.